Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Những việc cần làm khi mở web bán quần áo

Bán quần áo online chắc chắn không còn xa lạ với nhiều người. Ngày nay, người tiêu dùng đã tin tưởng hơn về các hình thức mua sắm trực tuyến. Chính vì vậy, đây được xem là hình thức bán hàng hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, cách bán hàng này có một số đặc điểm khác biệt, vì vậy để có thể tận dụng được những lợi ích của nó, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây. 


mở web bán quần áo


Lưu ý cần biết khi mở web bán quần áo


Phải đăng ký website với Bộ Công Thương

Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Theo quy định hiện hành thì các trang web bán hàng, thương mại điện tử đều phải đăng ký với Bộ Công Thương nếu không sẽ bị xử phạt. Vì vậy, nếu muốn công việc kinh doanh thời trang được hoạt động một cách trơn tru thì khi bắt đầu bán hàng, hãy đăng ký trang web ngay, điều này sẽ giúp bạn tuân thủ các quy định hiện hành Ngoài ra, bạn sẽ có một lợi ích to lớn là tạo được niềm tin với khách hàng. Khi người mua truy cập vào trang web của bạn và thấy logo đã đăng ký thì họ sẽ tin tưởng hơn. Trong thị trường mua bán trực tuyến, thật giả lẫn lộn thì đây chính là yếu tố tạo lòng tin với khách hàng hiệu quả nhất.


>> Hướng dẫn đăng ký website với Bộ Công Thương đơn giản và nhanh chóng!


Phải có hình ảnh thu hút người xem

Mở web bán quần áo là một hình thức bán hàng online, vì vậy, người mua không thể nào cầm, nắm, sờ vào món đồ được. Cách để thúc đẩy họ mua hàng chính là hình ảnh sản phẩm phải thật thu hút. Vì thế, cố gắng tạo những bức ảnh đẹp nhất, tránh việc copy các bức ảnh trên mạng rồi đem về website của mình. Điều đó sẽ khiến người xem cảm thấy bạn thiếu chuyên nghiệp, từ đó không đủ lòng tin để mua hàng của bạn. 


Phải có những bài viết bán hàng thu hút

Không phải tự nhiên mà mọi người biết tới trang web của bạn. Các để “dẫn dụ” họ chính là phải có được những bài viết hấp dẫn và chuẩn SEO. Lúc đó, bài viết sẽ được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao và đặt chúng ở các vị trí đầu trên thanh công cụ tìm kiếm, từ đó nhiều người có thể dễ dàng biết đến sự tồn tại của trang web bán quần áo của bạn. 


>> Hướng dẫn cách viết bài chuẩn SEO cho người mới!


Khi mở web bán quần áo thì tuyệt đối không được quên 3 điều này. Nếu thiếu 1 trong 3 cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh của bạn. Hy vọng bạn sẽ áp dụng đúng cách và mang lại nhiều lợi nhuận cho cửa hàng. Chúc bạn thành công!


Xem thêm: Kế hoạch kinh doanh quần áo cho người chưa có kinh nghiệm!

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

Giải đáp thắc mắc khi làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Trước khi bắt đầu kiếm tiền từ một ngành nghề nào đó, bạn cần phải hoàn thành các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Nếu không khi có vấn đề gì phát sinh thì bạn sẽ không được bảo vệ theo quy định mà sẽ phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu kinh doanh, thành lập công ty thì việc đầu tiên cần làm chính là hoàn thành các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định. Sau đây, mình sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi mọi người đi đăng ký kinh doanh để bạn tham khảo, từ đó có thể chuẩn bị được những thứ cần thiết nhé. 


thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Có bao nhiêu loại giấy phép kinh doanh phổ biến?

Hiện tại có 4 loại giấy phép chính:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, kho bãi

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư


- Giấy phép hoạt động cho các lĩnh vực cụ thể


Người làm công nhân viên chức nhà nước có được đăng ký không?

Theo Luật doanh nghiệp quy định thì: công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức,... sẽ không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, trừ một số trường hợp được uỷ quyền theo quy định. 


>>Xem thêm quy trình các bước thành lập công ty!


Cần bao nhiêu vốn mới có thể đăng ký giấy phép kinh doanh?

Thông thường sẽ không có một con số nhất định. Những người chủ đầu tư kinh doanh sẽ tự quyết và chịu trách nhiệm về vốn điều lệ đã đăng ký. Tuy nhiên, đối với một số lĩnh vực nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu về vốn pháp định, chẳng hạn như ngân hàng thì bạn cần phải thoả điều kiện mới được tham gia. 


Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh ở đâu?

Nếu bạn muốn thay đổi đăng ký kinh doanh thì phải tới phòng đăng ký kinh doanh/Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính để làm việc. Còn trong trường hợp chỉ thay đổi thông tin của văn phòng đại diện hoặc chi nhánh thì bạn có thể làm việc tại phòng đăng ký kinh doanh/Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi đặt chi nhánh, văn phòng đó. 


Đăng ký kinh doanh có cần hộ khẩu thường trú không?

Quy những quy định mới nhất khi thành lập doanh nghiệp thì sẽ không căn cứ vào hộ khẩu thường trú của người chủ doanh nghiệp. Vì vậy, bạn có thể thành lập ở bất cứ đầu khi đáp ứng đủ những yêu cầu theo quy định. 


Có được dùng hộ chiếu để đăng ký kinh doanh?

Giấy tờ mà một người cần chuẩn bị trước khi đi đăng ký giấy phép bao gồm: 


- Đối với công dân Việt Nam: thẻ căn cước công dân (CCCD)/chứng minh nhân dân(CMND còn hiệu lực sử dụng/hộ chiếu.


- Đối với người nước ngoài: hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác dùng để chứng minh bản thân, có giá trị thay thế hộ chiếu. 


Đăng ký giấy phép kinh doanh phải có trụ sở chính không?

Theo quy định thì bắt buộc trong hồ sơ đăng ký phải có địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. Lưu ý chung cư và nhà ở tập thể sẽ không được đăng ký làm trụ sở công ty cũng như địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Vì vậy, bạn cần cực kỳ lưu ý khi thuê mặt bằng kinh doanh để tránh không đáp ứng được những yêu cầu cần thiết. 


Hy vọng với những thông tin mà Thư Viện Kinh Doanh vừa cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu cần tư vấn thêm thì có thể để lại bình luận nhé. Thân chào!

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Chi tiết kế hoạch kinh doanh quần áo cho người mới bắt đầu

Kinh doanh thời trang là một lĩnh vực cực kỳ tiềm năng. Tuy nhiên, để thành công với mặt hàng này không phải là chuyện đơn giản. Nếu không có một kế hoạch kinh doanh quần áo hoàn chỉnh thì tỷ lệ thành công gần như bằng 0. Để không rơi vào tình trạng này, sau đây là một số lưu ý dành cho bạn. 

Hướng dẫn quy trình lên kế hoạch kinh doanh quần áo chi tiết nhất



1. Khái quát tiềm năng thị trường
Quần áo thời trang là một ngành hàng lúc nào cũng nhộn nhịp, bất cứ khoảng thời gian nào trong năm mọi người cũng đều phát sinh nhu cầu mua sắm. Nhưng đáng nói đến nhất là những mẫu mã quần áo Hàn Quốc. Mặc dù trên thị trường có rất nhiều kiểu dáng, cả trong nước lẫn phương Tây, tuy nhiên người tiêu dùng thường có xu hướng thích chọn những bộ đồ Hàn Quốc. 

Một nghiên cứu trong ngành buôn bán quần áo online và cả truyền thống cho thấy 70% giá trị của một sản phẩm thời trang thuộc về cửa hàng bán lẻ và Marketing. Có nghĩa là nếu 1 chiếc áo được bán với giá 500.000 VNĐ thì cửa hàng bán lẻ trên phố và người làm Marketing hưởng 350.000 VNĐ. Những người còn lại sản xuất, thiết kế, may, đóng gói, gia công… chung nhau chia 30%, tức bằng 150.000 VNĐ.

Vì vậy, nếu bạn không có đủ nguồn lực để xây dựng nhà máy sản xuất với quy mô lớn thì nên tham gia thị trường bán lẻ, nó sẽ mang lại lợi nhuận cho bạn nhiều hơn. 

2. Đặt tên thương hiệu và xác định đối tượng tiềm năng
Chọn tên cho cửa hàng rất quan trọng vì nó sẽ là yếu tố giúp khách hàng nhớ đến cửa hàng của bạn. Vì vậy tên cửa hàng, bạn không nên sử dụng những ngôn từ quá trừu tượng, làm cho khách hàng hiểu nhầm hoặc hiểu không đúng về sản phẩm thời trang của chúng ta. Nên sử dụng ngôn từ một cách xúc tích, đơn giản những truyền tải được những thông điệp tốt nhất. Khi vừa nghe tới cái tên này là họ có thể dễ dàng hình dung ra bạn. Ngoài ra nếu kinh doanh sản phẩm thời trang cao cấp thì chúng ta có thể chọn 1 tên tiếng anh để nâng tầm sang trọng, quý phái cho những bộ đồ được bán. Nó sẽ giúp nâng giá trị sản phẩm, từ đó bạn có thể dễ dàng định giá cho sản phẩm hơn. 

Phạm vi khách hàng. Nhóm độ tuổi từ 18 - 30 là nhóm người có nhu cầu mua sắm thời trang cực kỳ lớn. Vì thế bạn cần hết sức lưu ý đến những đối tượng khác hàng này. Hơn nữa đối tượng khách hàng dưới 30 dễ chấp nhận những thông tin Marketing được phát đi. Và trong nhóm này thì cũng tập hợp rất nhiều sở thích khác nhau. Hãy tìm một nhóm phù hợp với sản phẩm của bạn thì sẽ dễ bán hơn. Bạn có thể xác định đối tượng khách hàng là đàn ông hoặc phụ nữ đều được. Tuy nhiên khách hàng là nữ thường mua quần áo nhiều hơn, nếu đàn ông có mua hàng thì ít nhiều cũng sẽ có sự can thiệp của phụ nữ, vì thế các kế hoạch bán hàng, Marketing cũng nên định hướng vào phụ nữ là chủ yếu.

3. Danh mục các loại quần áo, phong cách
Bán hàng cho người mua là đàn ông thì nên nhập các mẫu hàng có màu tối hơn, trong khi đó phần lớn phụ nữ thích màu tươi sáng. Tùy vào từng người mua mà họ thích hoạ tiết được may trên trang phục cá tính, mạnh mẽ hay dịu dàng. Khi đã chọn được một ngách sản phẩm thì bạn tìm hiểu chuyên sâu hơn về nó để có thêm kiến thức. Sau này dễ dàng tư vấn cho khách hàng hơn. 

4. Trong kế hoạch kinh doanh quần áo không thể thiếu cọn mặt bằng và thiết kế shop
Mặt bằng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của một cửa hàng thời trang. Khi có một địa điểm kinh doanh phù hợp sẽ giúp khách hàng dễ dàng đến tham quan và mua sắm hơn. 

Một số tiêu chí nên có khi thuê mặt bằng mở shop:

- Hoạt động giao thương, mua bán tại nơi địa điểm đó phải nhộn nhịp, thường xuyên. Nếu nó là một trung tâm quận/huyện thì càng tốt, hiệu quả kinh doanh càng đạt cao.

- Mật độ dân số ở nơi đó cao. Xung quanh địa điểm kinh doanh được bạn chọn phải có đủ một lượng người tiêu dùng sinh sống,

- Lưu lượng khách hàng phải lớn. cửa hàng cần đặt trên phố mà ai cũng gần như sẽ đi qua mỗi ngày, đặc biệt là là những người trẻ dưới 30 tuổi đi làm. 

- Giao thông thuận lợi. Tránh những khu vực hay ùn tắc giao thông. 

- Nơi có nhiều hoạt động giao lưu, vui chơi. 

- Ngoài ra, khi có một mặt bằng phù hợp, bạn nên thiết kế lại cửa hàng cho đúng với đối tượng mục tiêu mà cửa hàng hướng tới, từ đó dễ dàng hấp dẫn người mua hơn. 

5. Kinh nghiệm nhập hàng quần áo, thời trang




Có rất nhiều cách để nhập hàng thời trang:

- Nhập từ các trang thương mại điện tử nước ngoài

- Nhập từ các xưởng gia công

- Tự thiết kế và đặt hàng gia công

- Nhập từ các nhà bán sỉ

Mỗi hình thức sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Nếu muốn nhắm vào thị trường sản phẩm độc lạ thì nên tự thiết kế. 

6. Thuê nhân viên cho cửa hàng
Một kế hoạch kinh doanh quần áo hiệu quả là bạn phải chuẩn bị được chi phí để thuê nhân viên. Họ là người sẽ giúp bạn quản lý shop quần áo, tiếp khách hàng khi bạn không có mặt ở đó. 

Tuỳ vào quy mô của shop, thông thường với các cửa hàng nhỏ thì bạn nên thuê từ 2 - 3 người để phụ việc tư vấn, thanh toán cho khách hàng. Nếu quy mô lớn hơn thì có thể thuê 4 - 5 bạn và một bạn làm quản lý những người này. Lương trung bình sẽ trong khoảng từ 6 - 7 triệu đồng/tháng. 

7. Kế hoạch Marketing, bán hàng cho shop
Nội dung Marketing là phần quan trọng nhất đối dự án shop quần áo này. Và Marketing cũng là khâu mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho cửa hàng của bạn, chúng ta sẽ bắt đầu từng phần một trong hoạt động tiếp thị:

Ngày khai trương cửa hàng

Sau khi chúng ta đã chuẩn bị tất cả các vấn đề từ trang trí cửa hàng, sắp sếp  bàn ghế, tủ kệ treo quần áo, bộ phận thu ngân, nhân viên hàng, giá cả, mẫu mã thiết kế của hàng hóa… Chúng ta sẽ chọn 1 ngày đẹp để khai trương shop.

Đồng thời bạn in tờ rơi và phân phát cho những người dân ở xung quanh đó biết, mời bạn bè thân thiết đến chung vui và dự lễ khai trương, trong buổi lễ đó càng đông người càng tốt.

Sau ngày khai trương

Tiếp tục triển khai các chương trình khuyến mãi để duy trì tương tác với khách hàng. Vì đây là một tương hiệu mới nên cần làm việc này để thu hút sự chú ý với người mua. 

Chỉ với 7 bước trong kế hoạch kinh doanh quần áo này thì Thư Viện Kinh Doanh tin rằng bạn có thể xây dựng được một cửa hàng thời trang có doanh thu tốt.Nếu còn chưa rõ vấn đề nào thì hãy để lại câu hỏi phía dưới để được tư vấn miễn phí nhé. 

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

Các chi phí cần thiết để kinh doanh văn phòng phẩm

Trước khi bắt đầu kinh doanh văn phòng phẩm, có một việc rất quan trọng bạn cần phải thực hiện đó là lên kế hoạch nguồn vốn một cách cụ thể. Điều này rất quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn biết cách sử dụng nguồn tiền một cách chính xác nhất, không lãng phí, để phục vụ được những công việc khác quan trọng hơn. Nếu không lên kế hoạch nguồn vốn một cách cụ thể thì bạn sẽ thu chi một cách vô tội vạ, từ đó khó gặt hái được lợi nhuận. 


Vậy đâu là các chi phí cần thiết khi tham gia kinh doanh văn phòng phẩm? 



Cùng điểm qua một số yếu tố sau đây:


- Chi phí thuê mặt bằng: Nếu bạn đã có sẵn một mặt bằng thì rất tốt. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực để làm những công việc khác. Hàng tháng cũng không phải đau đầu chi trả chi phí thuê mặt bằng, lợi nhuận từ đó cũng gia tăng đáng kể. Còn nếu chưa có một địa điểm phù hợp để kinh doanh thì trong số tiền bạn dự định bỏ ra kinh doanh cần phải có một phần lớn dùng để chi trả chi phí thuê mặt bằng. Với diện tích trung bình khoảng 100m2, giá thuê hàng tháng thấp cũng hơn 30 triệu đồng, đặt đọc trước từ 3 tháng. 


- Chi phí nhập hàng hóa: Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chắc chắn cửa hiệu của bạn phải có đa dạng thể loại sách. Giá một cuốn sách thường không nhỏ nên phần này có thể chiếm rất nhiều ngân sách của bạn. 


Bí quyết: Hãy nhập những tựa sách đang được tìm kiếm nhiều trên thị trường để nâng cao khả năng bán được hàng, không bị tồn hàng trong kho sẽ giúp dòng tiền lưu thông ổn định, mọi hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra thuận lợi hơn. 


- Chi phí đầu tư các trang thiết bị: Nếu tiệm sách lớn thì cần trang bị thêm các công cụ hỗ trợ bán hàng để khách hàng có thể thoải mái hơn, tránh trường hợp họ phải chờ quá lâu, gây ấn tượng xấu với khách. Một số công cụ cần chuẩn bị như phần mềm quản lý cửa hàng sách, máy in hóa đơn, máy tính tiền, két đựng tiền,... Tối ưu quy trình thanh toán cũng là một cách làm gia tăng trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng, và điều này đặc biệt có lợi khi xây dựng thương hiệu. 


- Chi phí trang trí hiệu sách: Đây chắc chắn là một yếu tố cực kỳ quan trọng và bạn phải dành một phần ngân sách kinh doanh cho việc này. Một không gian cửa hàng được trang trí ấn tượng, bài trí tốt thì sẽ dễ gây ấn tượng tốt với khách hàng. Lúc đó người mua sẽ cảm thấy thoải mái hơn, từ đó đưa ra quyết định mua sắm nhiều hơn. Vì thế đừng quên đi yếu tố này. Hãy để dành ra một khoản để đầu tư các kệ sách thật đẹp, các vật dụng trang trí không gian như cây cảnh, đồng hồ, bàn ghế cho khách ngồi, cây cảnh, hệ thống ánh sáng,... chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn. 


- Khoản dự trù chi phí phát sinh: Để đề phòng những yếu tố bất ngờ xảy ra, luôn luôn phải có một khoản dự phòng. Nếu không, khi có sự cố xảy ra, bạn sẽ khó lòng mà xoay sở được, lúc đó cửa hàng có thể bị đóng cửa. Vì thế bạn cần hết sức lưu ý đến khoản tiền này. 


- Chi phí thuê nhân viên: Một cửa hàng nhỏ thì bạn có thể tự quản lý được, nhưng với quy mô lớn hơn thì cần thuê nhân viên trông coi cửa hàng giúp bạn. Chi phí lương thưởng cho nhân viên cũng không quá cao, chỉ khoảng từ 5 triệu đến 7 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, bạn cần cực kỳ lưu tâm đến việc chọn người, cần lựa chọn những người có kỹ năng, kinh nghiệm thì mọi công việc sẽ diễn ra suôn sẻ hơn. Nếu không, với những người không có kinh nghiệm, mặc dù bạn sẽ chỉ phải trả lương thấp hơn, tuy nhiên họ lại không có kỹ năng xử lý các tình huống kinh doanh đột nhiên phát sinh tại cửa hàng, từ đó có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến công việc kinh doanh của cửa hàng. 


Trên đây là một số chi phí quan trọng bạn cần chuẩn bị thật kỹ trước khi tham gia kinh doanh văn phòng phẩm. Nếu chuẩn bị đầy đủ thì Thư Viện Kinh Doanh tin rằng mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió. Chúc bạn thành công!

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021

5 lời khuyên khi mở đại lý kinh doanh sơn nước

Rất nhiều người cho rằng mở đại lý sơn rất khó thành công, lĩnh vực này yêu cầu đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc. Tuy nhiên, việc kinh doanh thành hay bại là dựa vào chiến lược kinh doanh của bạn có đúng đắn hay không. Sau đây là một số lời khuyên bạn cần biết trước khi tham gia vào lĩnh vực này. 


Lưu ý khi mở đại lý sơn để gia tăng tỷ lệ thành công



Trưng bày sản phẩm ấn tượng

Nếu đã xác định kinh doanh lâu dài và thu hút khách hàng thì không nên bỏ qua việc trưng bày sản phẩm để vừa đẹp, vừa khoa học. Bạn hãy bày các loại sơn cùng một thương hiệu vào một khu và chia nhỏ ra các dòng sơn khác nhau. Những loại sơn nào bán chạy nên bày ở khu ngoài để khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn. Cửa hàng phải được bố trí, sắp xếp gọn gàng, khoa học.


Kiểm soát hàng tồn kho chính xác

Vì khi kinh doanh sơn nước, bạn sẽ phải thương thảo với các hãng sơn về số lượng sản phẩm bạn nhập để thống nhất mức chiết khấu. Lúc này, có nhiều bạn vì quá chú tâm đến việc chiết khấu cao nên đã không để ý đến lượng hàng tồn trong kho. Hàng hoá nhập về bán không hết mà vẫn nhập một số lượng lớn hàng khác, điều này sẽ khiến cho dòng tiền của cửa hàng bị “ngưng đọng” ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh. Vì vậy cho nên, khi tiến hàng nhập hàng thì bạn nên để ý đến vòng quay hàng tồn kho cho hợp lý, để biết được đâu là thời điểm thích hợp và có thể nhập đúng số lượng nhất. 


Áp dụng chiết khấu và quà tặng 

Khách hàng luôn muốn mua hàng với một mức giá tốt nhất vì vậy chủ cửa hàng nên thường xuyên đưa ra các chương trình ưu đãi trong các dịp lễ tết, tháng vàng, tuần lễ vàng,… để kích thích nhu cầu của người mua hàng nhiều hơn.


Đầu tư giá kệ trưng bày sản phẩm 

Hãy trở nên thông thái ngay từ đầu, nên lựa chọn loại giá kệ trưng bày sơn phù hợp như: Kệ siêu thị tôn lưới; Kệ tôn đục lỗ; Kệ tôn liền; Kệ sắt V lỗ đa năng,… Đây là những mẫu kệ bạn hoàn toàn có thể sử dụng để biến cửa hàng sơn trở nên chuyên nghiệp và ấn tượng với khách hàng.


Triển khai đa dạng kênh bán hàng

Để công việc kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất thì bạn phải biết đa dạng kênh bán hàng. Đừng quá trông chờ vào chỉ một kênh. Ví dụ, khi mở một cửa hàng trực tiếp, đừng chỉ tập trung vào bán trực tiếp mà có thể triển khai thêm một số kênh bán hàng online. Tuỳ vào nguồn lực để có thể triển khai website bán hàng riêng, hoặc sử dụng các gian hàng trên sàn thương mại điện tử. Điều này sẽ giúp cho bạn không bị quá phụ thuộc vào 1 nguồn doanh thu, nếu có vấn đề gì xấu xảy ra thì vẫn có được phương án khác dự phòng. 


Trên đây là một số lưu ý bạn cần biết khi mở đại lý sơn để công việc kinh doanh được diễn ra một cách hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, thì đừng ngần ngại để lại câu hỏi, Thư Viện Kinh Doanh sẽ giải đáp miễn phí cho bạn. Chúc bạn thành công!

Kinh nghiệm nhập quần áo Quảng Châu cho lợi nhuận cao

Bán quần áo Quảng Châu là một trong những ngách giúp nhà bán hàng đạt được nhiều lợi nhuận. Hàng Quảng Châu đa dạng mẫu mã, giá thành phải c...